Còn Viêm tai giữa sinh mủ mạn tính là bệnh viêm tai giữa kéo dài hơn hai tuần và tình trạng này phải gây ra nhiều đợt chảy mủ ra lỗ tai. Đôi khi nguyên nhân là biến chứng từ viêm tai giữa cấp.
HỎI ĐÁP VỀ BỆNH LÝ VIÊM TAI GIỮA
Hỏi: Vì sao trẻ em dễ bị viêm tai giữa hơn người lớn?
Bs trả lời:
Nguyên nhân viêm tai giữa thường là hậu quả của một căn bệnh, như bệnh cúm, cảm lạnh hoặc dị ứng... làm tắc nghẽn và phù nề đường mũi, họng và vòi nhĩ.
Do đặc điểm giải phẫu và sinh lý của trẻ em có nhiều điểm khác biệt với người lớn, nên trẻ em thường hay bị viêm tai giữa cấp hơn.
Hỏi: Những triệu chứng nào gọi là viêm tai giữa?
Bs trả lời:
Viêm tai giữa ở trẻ nhỏ thường biểu hiện bằng các triệu chứng sau:
Tóm lại tất cả các em bé bị sốt không rõ nguyên nhân, những trẻ nhỏ bị tiêu chảy và nôn... đều phải được khám kỹ càng về tai mũi họng để có thể phát hiện sớm được bệnh viêm tai giữa cấp.
Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, khoảng vài ngày sau bệnh sẽ tiến triển sang giai đoạn vỡ mủ do màng tai bị thủng, mủ tự chảy ra ngoài qua lỗ tai với các biểu hiện sau:
Hỏi: Như vậy tới giai đoạn này coi như bịnh đã thoái lui?
Bs trả lời:
Ô không! Đừng tưởng lầm như vậy. Và trong thực tế nhiều bà mẹ cứ tưởng là bệnh đã thoái lui, nhưng thực ra viêm tai giữa đã bắt đầu chuyển sang giai đoạn mạn tính, với 1 dấu hiệu rất quan trọng: chảy mủ tai.
Nếu vẫn không được điều trị bệnh sẽ diễn biến thành viêm tai giữa mạn tính hoặc viêm tai - xương chũm mạn tính, dẫn đến rất nhiều hậu quả xấu sau này cho trẻ, cùng với nguy cơ biến chứng có thể xảy ra vào bất kỳ lúc nào.
Hỏi: Biến chứng gì thưa bác sĩ?
Bs trả lời:
Viêm tai giữa ở trẻ nhỏ có thể gây thủng màng nhĩ, làm tiêu xương, gián đoạn chuỗi xương con... ảnh hưởng đến sức nghe của trẻ. Trẻ bị nghe kém, nhất là từ khi chưa phát triển lời nói, sẽ dẫn đến rối loạn ngôn ngữ (nói ngọng, nói không rõ âm, từ...) làm giảm sút nghiêm trọng chất lượng giao tiếp xã hội sau này của trẻ. Đó là một bất hạnh và là một thiệt thòi cho trẻ khi lớn lên.
Một biến chứng khác, nguy hiểm hơn là khi biến chứng xảy ra trong sọ não như viêm màng não, áp xe não, áp xe ngoài màng cứng... có thể gây tử vong cho trẻ.
Hỏi: Như vậy, khi trẻ có dấu hiệu bị viêm tai giữa chúng ta phải nghĩ
ngay đến việc điều trị?
Bs trả lời:
Đúng vậy! Và việc chẩn đoán và điều trị viêm tai giữa ở trẻ nhỏ nhất thiết phải do các bác sĩ chuyên khoa có kinh nghiệm tiến hành. Tùy theo từng giai đoạn của bệnh mà có cách điều trị khác nhau.
Bệnh viêm tai giữa hoàn toàn có thể chữa trị dứt điểm và không gây biến chứng nguy hiểm gì, nếu cha mẹ phát hiện sớm qua những dấu hiệu của bệnh và có phương án xử trí khoa học cũng như có sự theo dõi của bác sĩ.
Hỏi: Trẻ em dễ mắc bệnh viêm tai giữa, nhưng người lớn cũng có thể…?
Bs trả lời: Vâng, người lớn bị viêm tai giữa do một số nguyên nhân sau đây:
Hỏi: Dấu hiệu nào cho biết bệnh nhân bị viêm tai giữa?
Bs trả lời:
Với người lớn, 90 % người bệnh có dấu hiệu đau tai, chảy nước tai, giảm sức nghe ở tai. Ngoài ra, bệnh nhân còn rất dễ gặp phải một số biến chứng khác như ù tai, chóng mặt, sốt, sưng sau tai, chán ăn và khó ngủ. Bệnh nếu không được chữa trị kịp thời dễ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như viêm tai xương sụn, viêm màng não, liệt mặt…
Hỏi: Việc điều trị sẽ tiến hành ra sao thưa bác sĩ?
Bs trả lời:
Có rất nhiều cách điều trị viêm tai giữa, trong đó phương pháp điều trị nội khoa là chủ yếu. Theo đó, kháng sinh uống là loại thuốc được lựa chọn hàng đầu. Việc chọn lựa kháng sinh được dựa trên kiến thức về vi khuẩn thường gặp trong viêm tai giữa. Tốt nhất là dựa trên kết quả kháng sinh đồ cấy mủ tai.
Thời gian điều trị tối thiểu là tám ngày. Nếu như màng nhĩ không thủng có thể dùng thuốc nhỏ tai, không nên bơm rửa. Nếu màng nhĩ bị thủng có thể nhỏ tai trong 3 – 4 ngày đầu để ngăn chặn sự hình thành các bửng mủ tránh cho đường dẫn lưu bị bít, sau đó rửa sạch bằng nước muối sinh lý hay nước oxy già. Ngoài ra còn có thể thông vòi, bơm thuốc vòi nhĩ.
Một số trường hợp viêm tai giữa nhưng điều trị bằng kháng sinh không hiệu quả phải chích rạch màng nhĩ – đặt ống thông nhĩ Diabolo, hay nạo viêm amidan. Nạo viêm amidan được thực hiện nếu như viêm tai giữa có kèm theo các dấu hiệu viêm đường hô hấp trên do tắc nghẽn bởi viêm amidan phì đại. Nếu bệnh nhân có nguy cơ biến chứng và việc điều trị nội khoa tối ưu không mang lại kết quả khả quan, thì có thể cần đến các phẫu thuật hòm nhĩ và khoét xương chũm.
Các bài viết về bệnh Tai Mũi Họng có thể bạn quan tâm
Để được tư vấn và hỗ trợ khám Tai - Mũi - Họng, Quý khách vui lòng liên hệ:
cá độ online
Số 36 Đường số 1B, phường Bình Trị Đông B, quận Bình Tân, TP. HCM
Điện thoại: (028) 62600818 - 62600848
Web: minhanhhospital.biggben.com
Fb:
YouTube:
Nguồn tin: BVQT Minh Anh tổng hợp
Ý kiến khác