Trang chủ - Cá độ online

Bệnh lý da vảy cá và cách khắc phục

Thứ sáu - 24/05/2024 09:39
Da vảy cá hay còn gọi là da khô vảy cá, một dạng rối loạn da liễu di truyền ảnh hưởng lớn đến thẩm mỹ. Nó được hình thành từ các tế bào chết tích tụ thành những mảnh da khô, ở trên bề mặt, cả ở chân lẫn tay, không bong tróc mà giống như vảy cá nên được gọi là da vảy cá.
DSC0460
BSCKII. NGUYỄN AN CHÂU
Chuyên khoa Nội tổng hợp
cá độ online

1. Hiểu đúng về bệnh da vảy cá

Da người là bộ phận lớn nhất của cơ thể, đảm nhận nhiều chức năng quan trọng. Da có cơ chế tự làm mới, phục hồi những tế bào mới để đảm bảo tốt chức năng vốn có, giúp nó luôn tươi mới. Nhưng vì lý do nào đó, có thể là chủ quan, do môi trường, thói quen chăm sóc da khiến tế bào da chết không loại bỏ được, hình thành các mảng da dạng vảy cá.

Da vảy cá hay da khô vảy cá thuộc nhóm bệnh có sự biến đổi bất thường của lớp thượng bì, khiến da cực kì khô, dày và bong vẩy, vẩy giống như vảy cá. Da khô vảy cá (Scaly  ), tên khoa học là Ichthyosis Vulgaris, xuất hiện ngay từ nhỏ, tỉ lệ mắc bệnh của hai giới tương đương. Nói đơn giản, các tế bào da sau khi kết thúc chu kỳ sẽ bong ra và để lộ lớp tế bào da mới bên dưới thay thế, trung bình mỗi ngày cơ thể thay mới khoảng 30 đến 40 nghìn tế bào da. Tuy nhiên không phải lúc nào chu kỳ này cũng diễn ra suôn sẻ, nhiều trường hợp, các tế bào chết không tự bong ra mà bám dính lại trên da tạo thành các mảng dày và khô điển hình như trong bệnh da vảy cá.

Bệnh không chỉ tạo cảm giác khó chịu về thể chất mà còn làm giảm tự tin khi giao tiếp, và sinh hoạt hằng ngày. Nếu nhẹ dễ bị chẩn đoán nhầm là viêm da cơ, da khô, khi tiến triển nặng gây ra tình trạng da nứt và đau. Bệnh có hơn 20 biến thể khác nhau, và cho tới thời điểm hiện tại, bệnh vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu mà chỉ có thể tập trung vào việc kiểm soát tình trạng bệnh. Tổng thể, bệnh không thuộc dạng nghiêm trọng và thường biến mất dần theo quá trình lớn lên của cơ thể. Một số người sẽ không gặp lại tình trạng này thêm bất cứ một lần nào trong đời nữa tuy nhiên với nhiều người khác, bệnh có thể xuất hiện trở lại ở tuổi trưởng thành.

Theo các chuyên gia da liễu, có nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh da vảy cá, lý do chính là do di truyền. Nếu ai đó có bố hoặc mẹ mang gen lặn bệnh da vảy cá thì bản thân cũng dễ mắc bệnh. Theo nhiều nghiên cứu, ngoài di truyền còn có nguyên nhân  phi di truyền, nhưng lại có mối liên hệ mật thiết đến các dạng  bệnh khác như ung thư, suy thận, suy tuyến giáp hoặc việc sử dụng một số loại thuốc. Ngoài ra, bệnh da vảy cá cũng có thể xuất hiện kèm theo các bệnh lý về da khác như viêm giác mạc hoặc viêm da dị ứng hay còn được gọi là bệnh chàm...Triệu chứng bệnh da vảy cá có đặc thù hình thành mảng da bong tróc, ngứa khó chịu, kèm vảy nâu, xám hoặc trắng trên da.

Triệu chứng nghiêm trọng nhất là hình thành các vết nứt sâu đặc biệt là ở lòng bàn chân hay lòng bàn tay gây cảm giác đau đớn. Đây là biểu hiện của bệnh da vảy cá rất nặng và cần điều trị kịp thời nếu không muốn bệnh diễn biến xấu. Bệnh có xu hướng trầm trọng hơn vào mùa đông khi trời lạnh và khô. Đây cũng là điều kiện thời tiết lý tưởng với một số bệnh về da nên cần lưu ý bảo vệ và giữ ẩm cho da trong thời kỳ này để đảm bảo một làn da khỏe mạnh.

2. Giải pháp khắc phục

Bác sĩ thường có thể kiểm tra vùng da bị ảnh hưởng và các vảy đặc trưng và làm các xét nghiệm, đặc biệt là sinh thiết da để loại trừ các nguyên nhân khác. Như đã đề cập, bệnh da vảy cá không có cách chữa trị dứt điểm nên mục tiêu điều trị là kiểm soát tình trạng bệnh, và đôi khi phải sống chung suốt đời.

Cũng phải nói thêm rằng hiện nay chưa có cách trị dứt điểm bệnh da vảy cá . Các phương pháp điều trị chỉ mang tính tình thế, làm giảm khô da, tróc vảy, giảm bong và nứt da, giảm độ dày da, gồm trị tại nhà trị theo đơn của bác sĩ.

Trị tại nhà là tắm rửa thường xuyên để làm làm mềm phần da vảy cá vì nước giúp hydrat hóa làn da. Tuy nhiên, nếu người bệnh có vết loét, nứt thì nên bôi sáp dầu hoặc các sản phẩm tương tự trước lên vết loét trước khi tắm. Điều này sẽ làm giảm sự kích ứng của nước lên vùng da bị tổn thương. Có thể tắm nước muối hay ngâm chân trong nước muối để giảm ngứa. Ngoài ra có thể ty tế bào chết cho da bằng một viên đá kỳ, hoặc miếng bọt biển để tẩy tế bào chết khi tắm có thể giúp loại bỏ phần da thừa. Đồng thời, người bệnh có thể kết hợp với các sản phẩm có chứa axit salicylic, axit lactic, axit glycolic để làm giảm kích thước vùng da khô, đóng vảy.

Bôi kem dưỡng ẩm bằng các sản phẩm dưỡng ẩm có thành phần lanolin, axit alpha hydroxy, axit salicylic, ure, axit lactic, propylene glycol. Bôi sáp dầu nếu da chân bị vảy, sáp dầu sẽ giúp loại bỏ chúng. Nên duy trì độ ẩm không khí trong phòng phù hợp để giúp làn da không bị khô.

Cách trị da vảy cá theo đơn của bác sĩ:   Nếu da vảy cá tiến triển nặng, người bệnh nên đi khám chuyên khoa da liễu để được tư vấn và hướng dẫn về cách trị với các loại thuốc, kem bôi da để loại bỏ da chế, kiểm soát viêm da, ngứa da hiệu quả. Điều trị có thể bao gồm, dùng kem và thuốc mỡ tẩy tế bào chết. Các loại kem và thuốc mỡ kê đơn có chứa axit alpha hydroxy, chẳng hạn như axit lactic và axit glycolic, giúp kiểm soát sự đóng vảy và tăng độ ẩm cho da. Bác sĩ có thể kê đơn các loại thuốc có nguồn gốc từ vitamin A được gọi là retinoids để giảm sản xuất tế bào da. Các tác dụng phụ của thuốc có thể bao gồm viêm mắt và môi, gai xương và rụng tóc. Không nên dùng retinoids trước khi mang thai vì nó có thể gây dị tật bẩm sinh. 
 

Tác giả bài viết: BVQT Minh Anh

  Ý kiến khác

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây