Trong hầu hết các trường hợp, cơn choáng váng (chóng mặt) sẽ giảm dần trong vòng vài phút, vài giờ và sẽ hết sau khi nghỉ ngơi, ăn uống đầy đủ. Tuy nhiên, nếu cơn chóng mặt diễn ra thường xuyên và không giảm, nó có thể xuất phát từ những nguyên nhân bệnh lý.
Rối loạn tiền đình
Tình trạng này có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân như: viêm dây thần kinh số 8 bởi virút, do thoái hóa, do viêm tai giữa,…Rối loạn tiền đình sẽ gây ra triệu chứng chóng mặt quay cuồng rất dữ dội, có thể kèm buồn nôn, nôn, da xanh tái.
Huyết áp thấp
Nếu cơn chóng mặt thường xuyên xuất hiện, đi kèm những triệu chứng như thở dốc khi vận động, khó thở…thì đây cũng có thể là dấu hiệu cho thấy bạn đang mắc phải bệnh huyết áp thấp. Khi huyết áp thấp, máu sẽ không được cung cấp đầy đủ đến não bộ, gây nên đứng không vững, choáng váng.
Thiếu máu, tuần hoàn máu kém
Nếu bạn bị thiếu máu, cơ thể bạn không nhận được đủ máu giàu oxy gây cảm giác mệt mỏi, khó thở, chóng mặt, xanh xao, hay nhức đầu. Thiếu máu có thể xuất phát từ chế độ ăn uống thiếu chất lâu ngày, phụ nữ bị rong kinh, người bị nhiễm giun sán…
Làm việc căng thẳng
Tình trạng chóng mặt có thể xảy ra khi đầu óc bị căng thẳng, hoặc phải tập trung làm việc trên máy tính trong thời gian dài.
Để ngăn chóng mặt do căng thẳng lâu dài cần thường xuyên tập thể dục, giảm uống rượu bia và chất kích thích như cà phê. Người bệnh có thể tập thiền, tập hít thở sâu để giảm triệu chứng và cải thiện chất lượng sống.
Tác dụng phụ của một số thuốc
Một số thuốc điều trị bệnh tim mạch, huyết áp, thần kinh… có thể gây tác dụng phụ chóng mặt. Bạn cần báo cho bác sĩ về việc bị chóng mặt nếu đang dùng bất kì loại thuốc nào, các bác sĩ có thể sẽ giúp bạn thay đổi thuốc hoặc có biện pháp giải quyết phù hợp.
Khi chóng mặt đột ngột diễn ra cách tốt nhất là nên tìm chỗ nằm nghỉ. Khi triệu chứng tạm ổn, nên nhờ người đưa đi khám bệnh. Đồng thời cần di chuyển nhẹ nhàng, thay đổi tư thế từ từ, không đột ngột ngồi hoặc đứng bật dậy vì sẽ làm tăng nguy cơ té ngã do chóng mặt.
Nên chú ý đến sức khỏe của bản thân. Nếu thấy xuất hiện những dấu hiệu bất ổn, kéo dài, tốt nhất nên đến bác sĩ để được thăm khám và nhận được sự tư vấn chuyên sâu.
Nguồn tin: BVQT Minh Anh tổng hợp
Ý kiến khác
Tôi 37t, đầu hay căng 2 bên thái dương, nhưng không thường xuyển. Dạo gần đây mỗi ngày đểu bị cảm giác lâng lâng, đặc biệt khi thay đổi tư thế, đi qua đi lại từ địa điểm bàn làm việc tới máy in. Tôi không tập trung làm việc trên máy tính được lâu. Ngày không làm việc tôi cũng bị cảm giác này. Cách đây 3 tháng, tôi có đi khám khoa nội thần kinh, bs hỏi về triệu chứng chóng mặt, hoa mắt, xây xẩm, choáng váng thì trường hợp của tôi có vẻ không giống các triệu chứng đó vì tôi không thấy quay mòng mòng, mắt không tối sầm, không lảo đảo, vẫn đứng vững nên tôi không thể mô tả được chính xác, tôi thấy lâng lâng và cảm giác mọi thứ không vững chãi dù đứng hay ngồi. Có ngày lúc ngủ dậy tôi cũng cảm nhận được cảm giác này. Thời điểm tôi đi khám tôi cũng thường dễ bị tê bì tay chân lúc ngủ dẫn tới thức giấc và có dị cảm chi dưới, tôi hay bị khó ngủ và dễ thức giấc ban đêm. Tôi cũng có đo điện cơ và kết quả bình thường. Do tôi làm việc văn phòng, dễ stress, và là ng hay âu lo nên bs kết luận tôi bị rối loạn lo âu. Tới nay tôi ngủ không bị tê bì tay chân, ít thức giâc hơn nhưng vẫn bị cảm giác lâng lâng, mệt đầu mà không biết bị gì, thỉnh thoảng bị ù tai trái, ù 1 chút rồi hết, không bị ù tai phải. Có phải tôi bị thiếu máu, thiếu oxi lên não không, khi nằm cầm điện thoại lâu cũng dễ bị tê tay, ngồi lâu thì dễ bị tê chân. Tôi nên khám khoa nào và nên làm xét nghiệm gì trong trương hợp này ạ. Đọc triệu chứng về rối loạn tiền đình, tôi thấy cũng không giống lắm
Tôi viết hơi dài, xin thông cảm.
Chào bạn Ngọc Trâm: Như bài viết trên chúng tôi đã đề cập 1 số nguyên nhân gây chóng mặt, choáng váng. Bạn sinh năm 1984 nhưng đã tăng huyết áp và uống hàng ngày thì đây có thể là nguyên nhân gây chóng váng về chiều, tuy nhiên đây chỉ là phỏng đoán của chúng tôi. Việc chụp CT Scane đầu là chưa cần thiết, chỉ chụp khi có chỉ định của bác sĩ nếu các kết quả thăm khám khác chưa đủ cơ sở kết luận bệnh.
Trân trọng ./.
Tôi sinh năm 1984, thường bị choáng váng vào buổi chiều, và tăng huyết áp, uống thuốc hàng ngày, xin bác sĩ tư vấn nguyên nhân và hướng điều trị
Tôi có cần phải chụp ST đầu ko
Bạn nến đến bệnh khám, có thể bác sĩ sẽ chỉ định kỹ thuật ghi điện não hoặc một số xét nghiệm mới có chẩn đoán chính xác nguyên nhân vấn đề của bạn và hướng điều trị hợp lý.
Trân trọng ./.
Thuờng xuyên chóng mặt,
Cãm giác khó thở