Thoái hóa khớp gối thường diễn biến âm thầm, nguy hiểm là có thể dẫn đến tàn phế. Bệnh thường gặp ở nữ giới, chiếm 80% các trường hợp.
Nguyên nhân
Thoái hoá khớp nguyên phát:
Là nguyên nhân chính, thường không do một căn nguyên cụ thể, xuất hiện muộn, tiến triển chậm, phần nhiều ở người sau 60 tuổi. Ngoài ra có thể có yếu tố di truyền, yếu tố nội tiết và chuyển hoá (mãn kinh, đái tháo đường, béo phì…) làm gia tăng tình trạng thoái hóa.
Thoái hoá khớp thứ phát:
Bệnh gặp ở mọi lứa tuổi, nguyên nhân là do sau các chấn thương khiến trục khớp thay đổi; Các bất thường trục khớp gối bẩm sinh: khớp gối vẹo trong hay vẹo ngoài; Khớp gối quá duỗi… Hoặc là hậu quả của viêm khớp dạng thấp, nhiễm trùng khớp gối.
Triệu chứng
Ở giai đoạn khởi phát, người bệnh có cơn đau ở mặt trước và trong khớp gối, nghe tiếng lụp cụp hoặc lạo xạo khi gấp, duỗi chân. Do cơn đau thoáng qua và biểu hiện mơ hồ nên người bệnh không để ý.
Giai đoạn kế tiếp, người bệnh đau tăng khi vận động, đặc biệt khi chuyển từ tư thế ngồi sang đứng, đi lại, lên, xuống cầu thang, cơn đau giảm lúc nghỉ ngơi. Có hiện tượng cứng khớp buổi sáng kéo dài trong khoảng 30 phút hoặc ít hơn. Hầu như, ở giai đoạn này người bệnh không đi khám ngay mà chỉ dùng thuốc kháng viêm, giảm đau và thấy ổn.
Tuy nhiên, nếu không điều trị tốt, khớp gối sẽ bước qua giai đoạn thương tổn nặng nề: khi đó, người bệnh đứng lên, ngồi xuống cực kỳ khó khăn, không thể lên cầu thang do mức độ thoái hóa khớp nặng, lệch trục gối (thường gặp vẹo trong gối).
Hệ quả
Các triệu chứng, dấu hiệu ở từng giai đoạn cũng là những vấn đề gây ảnh hưởng đến cuộc sống người bệnh. Theo một nghiên cứu cho thấy:
Điều trị
Hiện nay, có nhiều phương pháp điều trị bệnh thoái hóa khớp gối, bao gồm:
Điều trị nội khoa: Vật lý trị liệu (siêu âm, hồng ngoại, chườm nóng, thủy trị liệu…), điều trị bằng thuốc.
Điều trị ngoại khoa: Nội soi cắt lọc bên trong khớp, khoan mặt khớp kích thích tạo xương, cấy ghép sụn khớp, thay khớp gối nhân tạo.
Lời khuyên của bác sĩ
Cho đến nay, dù y học tiến bộ rất xa, nhưng vẫn chưa có một biện pháp cải thiện hữu hiệu nào có thể ngăn chặn hoàn toàn tình trạng thoái hóa khớp. Chúng ta chỉ có thể làm chậm lại quá trình này.
Để làm chậm quá trình thoái hóa khớp gối, cần lưu ý những việc cụ thể như sau:
Có một chế độ sinh hoạt điều độ, thường xuyên tập thể dục, thể thao. Việc ăn, uống cần cân bằng, đầy đủ các chất dinh dưỡng, đặc biệt cần kiểm soát tốt cân nặng. Phát hiện điều trị, chỉnh hình sớm các dị tật khớp (lệch trục khớp, khớp gối vẹo trong, vẹo ngoài..). Bảo vệ khớp tránh phải quá tải ( đứng lâu, ngồi xổm lâu v.v..). Nên tự xoa bóp khớp gối đều đặn mỗi ngày hai lần vào sáng và chiều.
Các môn thể thao như đạp xe đạp, bơi lội rất có lợi đối với quá trình điều trị cũng như hạn chế thoái hóa khớp gối, vì các hoạt động này giúp cơ thể vận động mà không gây áp lực trực tiếp lên khớp gối.
Tránh các hoạt động như đi bộ, chạy bộ khi có thoái hóa khớp gối.
Bên cạnh đó, người bệnh có thể áp dụng hàng ngày các bài tập kéo chân, xoay khớp gối, nâng chân (do kỹ thuật viên vật lý trị liệu hướng dẫn) … các bài tập này sẽ giúp cho các dây chằng và các nhóm cơ quanh khớp gối khỏe mạnh, dẻo dai, hỗ trợ nâng đỡ tốt cho khớp gối bị thoái hóa.
Để được tư vấn và hỗ trợ khám chuyên khoa cơ xương khớp, Quý khách vui lòng liên hệ:
cá độ online
Số 36 Đường số 1B, phường Bình Trị Đông B, quận Bình Tân, TP. HCM
Điện thoại: (028) 62600818 - 62600848
Web: minhanhhospital.biggben.com
Fb:
YouTube:
Nguồn tin: BVQT Minh Anh tổng hợp
Ý kiến khác