Trước kia, khi kỹ thuật thay khớp gối nhân tạo chưa phổ biến, với các trường hợp bệnh không còn đáp ứng với điều trị nội khoa hay vật lý trị liệu, khi sụn khớp đã thương tổn nặng, người bệnh hầu như chỉ còn đi được những quãng đường ngắn và đôi khi người thầy thuốc chỉ còn cách chỉ định hàn cứng khớp gối để giảm đau cho bệnh nhân . Giải pháp này có quá nhiều nhược điểm: hạn chế biên độ vận động khớp gối nên hạn chế đa số sinh hoạt của bệnh nhân, ảnh hưởng đến các khớp kế cận như khớp háng, cổ bàn chân, cột sống, mất tính thẩm mỹ, tác động xấu đến sự phát triển tâm sinh lý của bệnh nhân, mất đi sự tự tin trong đời sống xã hội.
Khớp gối nhân tạo thay thế các phần bề mặt khớp bị hư hỏng bằng vật liệu nhân tạo sau khi cắt một phần xương ở lồi cầu xương đùi bên trên và mâm chày bên dưới, một số trường hợp tái tạo lại bề mặt khớp bánh chè – xương đùi, các cấu trúc giải phẫu khác của gối có thể vẫn được bảo toàn, ví dụ như bao khớp, dây chằng chẳng hạn.
Thay khớp gối thường được chỉ định với các trường hợp bệnh lý thoái hóa nặng, điều trị nội khoa và vật lý trị liệu không còn đáp ứng, bệnh nhân có độ tuổi từ 60 trở lên.
Phẫu thuật thay khớp gối nhằm đạt được mục đích khiến người bệnh:
Khớp gối nhân tạo toàn phần gồm ba thành phần chính là: phần lồi cầu đùi, phần mâm chày (làm bằng hợp kim kim loại) và mảnh chèn bằng nhựa polyethylene nằm giữa hai thành phần trên. Khớp gối nhân tạo toàn phần có thể chia làm 3 loại: khớp gối nhân tạo không hạn chế, hạn chế một phần và hạn chế toàn phần. Trong đó, loại khớp gối nhân tạo không hạn chế là loại thường được dùng nhất hiện nay cho hầu hết các loại bệnh lý hư khớp gối. Loại này gồm hai loại chính đang được sử dụng rộng rãi là: loại xoay được và loại không xoay được. Khớp gối nhân tạo có tuổi thọ trên dưới 15 năm, nhất là khi khớp thay mới được chăm sóc phù hợp.
Trong phẫu thuật, các phần xương và sụn bị hư hại của xương đùi, xương chày và xương bánh chè được cắt bỏ và thay bằng một khớp nhân tạo làm bằng hợp kim kim loại và nhựa polyethylene chất lượng cao. Khớp nhân tạo có thể xoay và trượt khi gấp gối.
Sau mổ, bệnh nhân sẽ được tập vật lý trị liệu và có chế độ tập đi lại thích hợp. Lúc đầu phải dùng khung chống hay nạng để tập theo hướng dẫn giúp làm mạnh khớp gối. Có thể bỏ các phương tiện giúp tập đi sau khoảng 6 tuần và bắt đầu đi xe sau 8 - 12 tuần. Và sau 2 năm, khớp gối sẽ hồi phục hoàn toàn.
Các chống chỉ định của thay khớp gối
Để được tư vấn và hỗ trợ khám chuyên khoa cơ xương khớp, Quý khách vui lòng liên hệ:
cá độ online
Số 36 Đường số 1B, phường Bình Trị Đông B, quận Bình Tân, TP. HCM
Điện thoại: (028) 62600818 - 62600848
Web: minhanhhospital.biggben.com
Fb:
YouTube:
Ý kiến khác