PS TS Nguyễn Hoài Nam
Giảng viên cao cấp Đại học Y dược TP Hồ Chí Minh
BV Quốc tế Minh Anh
Chủ tịch Hội Tĩnh mạch học TP Hồ Chí Minh
Chúng ta phải nhớ đến một quan niệm huyết động học cơ bản khác: các van tĩnh mạch chỉ được mở ra theo chiều máu chảy lên trên và bị đóng lại theo chiều máu chảy xuống.
Do đó, chúng ta có thể chia lực tống máu từ ngoại biên về tĩnh mạch trung tâm thành 2 loại: Những lực tác động từ phía sau và những lực tác động từ phía trước.
Lực tác động từ phía sau bao gồm:
Hai lực cuối này là quan trọng nhất trong 4 lực kể trên.
Hệ tĩnh mạch Lejard vùng gan bàn chân được tạo thành từ những hồ tĩnh mạch ở gan bàn chân. Hệ tĩnh mạch này tạo thành cung gan bàn chân, và hệ thống này thông với hệ cung mu bàn chân qua những tĩnh mạch xuyên không van, đây là nơi xuất phát của 2 hệ thống tĩnh mạch nông và sâu.
Việc đi bộ sẽ tạo sức ép lên các tĩnh mạch vùng gan bàn chân và đẩy máu trở về các nhánh tĩnh mạch gốc của 2 hệ tĩnh mạch nông và sâu. Việc giảm đi, lại hay thay đổi cách đi, dẫn tới thay đổi cách gan bàn chân đặt trên mặt đất; hay việc đứng quá lâu chắc chắn sẽ đưa tới việc ngưng lưu thông máu tĩnh mạch vùng gan bàn chân. Hiện tượng này có thể bị nặng hơn do sự thông nhau của 2 hệ tĩnh mạch mu chân và gan chân qua những nhánh nối không van.
Mang các vật nặng một cách không cân bằng dẫn tới một chân thì phải chịu sức nặng nhiều hơn chân kia cũng phải sẽ dẫn tới một vùng gan bàn chân bị ép quá ít hay quá nhiều.
Đề cập đến lực co cơ, thì phải nhớ đến nguyên lý: lực hướng lên thì là mở van, những lực hướng xuống làm đóng các van. Trong suốt quá trình đi bộ, các cơ sẽ co và ép lên một phần hệ tĩnh mạch sâu. Chúng ta có thể hình dung quá trình này tương tự như quả bóng hình trụ mà bị bóp ở giữa. Lực hướng lên được tạo phía trên chỗ thắt dẫn tới làm dòng máu chảy hướng lên và các van mở ra, trong khi lực được tạo dưới chỗ thắt sẽ tạo ra lực đi xuống làm các van đóng lại. Các nhánh tĩnh mạch xuyên nằm trên chỗ thắt dẫn lưu cho máu ở hệ tĩnh mạch nông, trong khi những tĩnh mạch dưới chỗ thắt tạo ra ứ đọng ở tĩnh mạch nông và vì thế làm tăng áp lực trong lòng tĩnh mạch.
Hiệu ứng tương tự này cũng được ghi nhận ở phía dưới chỗ hẹp lại trong hệ tĩnh mạch sâu. Trong suốt quá trình giãn cơ, máu bị hút từ dưới lên và từ ngoài vào trong do sự khác nhau về áp suất: trên chỗ hẹp thì cao, dưới chỗ hẹp thì thấp.
Về phương diện điều trị và phòng ngừa bệnh tĩnh mạch, việc nghiên cứu giải phẫu và sinh lý tĩnh mạch cho thấy:
Các bài viết về bệnh suy tĩnh mạch có thể bạn quan tâm
►
►
►
Để được tư vấn và hỗ trợ khám tĩnh mạch, Quý khách vui lòng liên hệ:
cá độ online
Số 36 Đường số 1B, phường Bình Trị Đông B, quận Bình Tân, TP. HCM
Điện thoại: (028) 62600818 - 62600848
Web: minhanhhospital.biggben.com
Fb:
Youtube:
Nguồn tin: BVQT Minh Anh
Ý kiến khác