Hiện Đắk Nông cũng là địa phương ghi nhận số ca bạch hầu lớn nhất nước với 16 ca, kế đó là Kon Tum 8 ca, TP.HCM 1 ca, Gia Lai 10 ca.
Đáng lưu ý, không chỉ trẻ em, rất nhiều trường hợp trên 15 tuổi, 25 tuổi, thậm chí ở huyện Đắk G’long, Đắk Nông có một bệnh nhân 40 tuổi vẫn mắc bệnh.
Bệnh bạch hầu thuộc nhóm bệnh nhiễm trùng có mức độ nguy hiểm rất cao được gây ra bởi vi khuẩn Corynebacterium diphtheriae. Tỉ lệ tử vong chung của bệnh này là từ 5-10%, trong đó 3 biến chứng nghiêm trọng nhất là tổn thương tim gây viêm cơ tim, rối loạn nhịp tim, nhiễm độc thần kinh và biến chứng hô hấp gây chít hẹp đường thở…
Trẻ em thường được tiêm phòng bệnh bạch hầu từ khi mới sinh nên bệnh rất hiếm gặp. Tuy nhiên, ở những địa phương có tỷ lệ tiêm chủng vắc-xin bạch hầu thấp thì bệnh vẫn có thể lây lan. Với những người chưa được tiêm chủng, trẻ em dưới 5 tuổi và người trên 60 tuổi là những đối tượng nguy cơ cao dễ mắc bệnh bạch hầu. Những yếu tố sau đây cũng sẽ có nguy cơ mắc bệnh bạch hầu:
Người bệnh nhiễm vi khuẩn bạch hầu có thời gian ủ bệnh (đã nhiễm khuẩn nhưng chưa biểu hiện bệnh) trong 2-5 ngày.
Các triệu chứng bệnh bạch hầu chủ yếu là gây viêm họng. Vi khuẩn bạch hầu sẽ tạo lớp màng giả màu trắng do các lớp tế bào bị viêm tạo ra lớp màng bám vào trong họng, khẩu cái mềm, amidan, lưỡi. Nếu không điều trị thì màng bám sẽ lan xuống vùng thanh quản gây khàn giọng, khó thở, ho. Lớp mảng giả này sẽ làm tắc đường thở và gây tử vong.
Không giống như các vi khuẩn thông thường khác, vi khuẩn bạch hầu gây ra viêm họng, nóng, sốt và nguy hiểm là do độc tố của vi khuẩn. Độc tố đó sẽ theo máu và tác động lên các cơ quan chính của cơ thể, có thể gây ra viêm tim, viêm thận, hoặc tác dụng lên hệ thần kinh làm liệt tay, liệt chân, mắt lé, giọng nói có thể thay đổi do bị ngọng thanh quản.
Theo bác sĩ Nguyễn Thị Bích Thủy – Trưởng khoa Khám bệnh BVQT Minh Anh, thì đối với bệnh này, để phòng ngừa, Cục Y tế dự phòng – Bộ Y tế khuyến cáo người dân cần thực hiện tốt các biện pháp sau:
Nguồn tin: BVQT Minh Anh tổng hợp
Ý kiến khác