NGUYÊN NHÂN
Nhược thị là hậu quả các tật khúc xạ như: Cận thị, loạn thị, viễn thị, lác ( mắt lé) , cận thị ảo và các bệnh khác như loạn dưỡng võng mạc, teo thị thần kinh, đục thủy tinh thể … Trong đó thường gặp nhất là lác mắt.
Lác mắt xuất hiện sớm ở trẻ nhỏ, vào khoảng thời gian não đang học cách nhìn. Là tình trạng hai mắt không cùng nhìn về một hướng, có nghĩa là khi một mắt nhìn thẳng ra phía trước thì mắt còn lại sẽ liếc vào trong, ra ngoài, nhìn lên hoặc xuống. Do hai mắt không nhìn cùng một hướng nên chúng tập trung tiêu điểm vào những điểm hoặc vật thể khác nhau.
Khi đó, não sẽ nhận tín hiệu chỉ từ một con mắt nào mạnh ( nhìn tốt) . Mắt còn lại không được dùng sẽ dẫn đến nhược thị ở con mắt đó.
Nếu lác mắt điều trị trễ, người ta chỉ giải quyết được tính thẫm mỹ, còn chức năng thị giác của mắt bị nhược thị sẽ không thể nào cứu vãn, phục hồi được.
Các bất thường khúc xạ như cận thị, viễn thị, loạn thị, đục thủy tinh thể bẩm sinh, hoặc giác mạc bị sẹo… cũng có thể là nguyên nhân gây nhược thị. Giống như lác mắt, não sẽ có khuynh hướng bỏ qua tín hiệu đến từ mắt có thị lực kém hơn. Khi đó nhược thị sẽ xuất hiện ở mắt đó.
NHƯỢC THỊ ẢNH HƯỞNG RA SAO?
Một cá nhân bị nhược thị vĩnh viễn, sẽ không thể nhìn được chính xác với một mắt. Mặc dù cá nhân đó có thể sinh hoạt được bình thường chỉ với thị lực của một mắt, nhưng thị giác vẫn có những bất ổn. Ví dụ như ngay cả khi bị nhược thị nhẹ, chúng ta cũng không có cảm giác tốt về chiều sâu khi nhìn vào một vật., Nếu như chỉ nhìn tốt ở một mắt, cá nhân nhược thị sẽ bị hạn chế với nhiều công việc.
Ngoài ra, nếu chỉ nhìn tốt ở một mắt, cá nhân nhược thị sẽ ra sao nếu như gặp phải tổn thương hoặc bệnh lý ở con mắt nhìn tốt. Do đó, nhược thị luôn nên được điều trị nếu như việc điều trị có thể giúp phục hồi được thị lực.
ĐIỀU TRỊ
Việc điều trị bao gồm:
Điều trị hoặc điều chỉnh lại những rối loạn về mắt gây nhược thị, làm cho mắt bị nhược thị hoạt động giúp thị giác có thể phát triển bình thường.
+ Điều trị nguyên nhân gây bệnh: Chẳng hạn như những người bị tật khúc xạ (cận thị hoặc viễn thị) có thể điều chỉnh được bằng cách mang kính, những người bị đục thủy tinh thể có thể phẫu thuật để điều trị...
Thời gian che mắt mỗi ngày có thể thay đổi, và kéo dài trong vài tuần đến vài tháng. Nó tùy thuộc vào độ tuổi bệnh nhân, độ nặng của bệnh. Thông thường thì việc điều trị sẽ tiếp tục cho đến khi thị lực trở về bình thường hoặc cho đến khi không còn có thể cải thiện thêm.
Trẻ sau đó sẽ được theo dõi cho đến khoảng 8 tuổi để bảo đảm mắt vẫn tiếp tục được sử dụng và không bị nhược thị trở lại. Đôi khi có thể sử dụng thuốc nhỏ mắt hoặc kính đặc chế để làm mờ mắt còn tốt thay vì dùng băng che. Ngoài ra có thể cho trẻ chơi những trò chơi thị giác, nhằm giúp trẻ sử dụng mắt bị nhược thị nhiều.
TIÊN LƯỢNG
“Giàu hai con mắt, khó hai bàn tay…”
Theo quy luật, trẻ được điều trị càng sớm thì thị lực phục hồi càng nhanh và thị giác càng có nhiều khả năng trở lại được bình thường. Do vậy khi trẻ nhược thị bắt đầu điều trị trước 6-7 tuổi thường thị lực có thể phục hồi tốt. Còn điều trị khi trẻ lớn hơn, thị lực có thể cải thiện được một phần nhưng khó có thể hoàn toàn bình thường được.
Vậy nên, khi trẻ bị lác mắt hoặc trẻ bình thường nhưng có các biểu hiện như nheo mắt, nghiêng đầu khi nhìn (do trẻ không nhìn rõ), phụ huynh nên đưa trẻ đến các chuyên khoa mắt để được thăm khám, tư vấn và điều trị kịp thời.
Để được tư vấn, điều trị bệnh nhược thị và các vấn đề thị lực, xin quý khách vui lòng liên hệ:
PHÒNG KHÁM CHUYÊN KHOA MẮT – cá độ online
Nguồn tin: BVQT Minh Anh tổng hợp
Ý kiến khác