Theo BSCK1 Nguyễn Nhật Phùn - Phụ trách phòng khám Cơ – Xương – Khớp, cá độ online :
"Có lẽ không một ai trong chúng ta không từng bị phiền toái bởi nó ít nhất một lần trong đời. Hội chứng này cũng là một tổn thương do nhiều chấn thương cộng lại, có thể gặp ở mọi lứa tuổi , nhưng hay gặp nhất là tuổi trung niên, đặc biệt với những người làm việc văn phòng phải ngồi nhiều.
Hội chứng CĐVG thường thì không có gì nguy hiểm, song có thể gây ra nhiều lo lắng, khó chịu cho người bệnh, làm giảm chất lượng cuộc sống.
Hầu hết, chỉ cần người bệnh hiểu rõ và tuân thủ nghiêm túc chỉ dẫn của thầy thuốc thì chứng bệnh này thực ra không phải là khó điều trị."
NGUYÊN NHÂN
Có rất nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến hội chứng CĐVG. Thông thường nhất có thể kể đến như:
Ngoài ra, hội chứng CĐVG còn có thể do các nguyên nhân bệnh lý như: thoái hóa cột sống cổ, thoát vị đĩa đệm cột sống cổ, hẹp ống sống, vẹo cổ bẩm sinh, dị tật, viêm, chấn thương vùng cổ. Những trường hợp này cần được quan tâm đầy đủ vì có thể xảy ra các nguy cơ, nhiều khi phải chỉ định phẫu thuật, khuyến cáo người bệnh đi khám sớm khi có các dấu chứng cảnh báo nguy hiểm như tê/đau lan xuống tay, teo cơ, yếu tay... để tránh xảy ra các biến chứng muộn.
ĐôI khi có những trường hợp CĐVG xuất hiện tự phát, không có nguyên nhân rõ rệt.
TRIỆU CHỨNG
Các triệu chứng CĐVG có nhiều mức độ khác nhau: từ cảm giác “bó khít cổ” và khó vận động cổ cho đến đau nghiêm trọng làm cho cổ, vai, tay, cổ tay và bàn tay trở nên bất lực hoặc suy yếu. Tồi tệ nhất là tình trạng loạn dưỡng giao cảm phức tạp của một vùng.
Các biểu hiện của hội chứng CĐVG thường gặp nhất là đau âm ỉ hoặc dữ dội ở vùng cổ, gáy, cảm giác nhức nhối khó chịu, có khi đau nhói như điện giật. Đau có thể lan lên mang tai, thái dương hoặc lan xuống vai, cánh tay. Nhưng khác với bệnh viêm quanh khớp vai, người bệnh bị đau vai gáy không bị hạn chế vận động khớp, ngoại trừ các trường hợp nặng. Một số trường hợp có thể kèm theo co cứng cơ, tê ở cánh tay, cẳng tay, bàn ngón tay hoặc nặng hơn là yếu liệt cơ, teo cơ.
Có thể có các điểm đau khi ấn vào các gai sau và cạnh cột sống cổ kèm hạn chế vận động cột sống cổ. Đau có thể xuất hiện tự phát hoặc sau khi lao động nặng, mệt mỏi, căng thẳng, nhiễm lạnh. Đau có thể cấp tính (xuất hiện đột ngột) hoặc mạn tính (âm ỉ, kéo dài). Đau thường có tính chất cơ học: tăng khi đứng, đi, ngồi lâu, ho, hắt hơi, vận động cột sống cổ; giảm khi nghỉ ngơi. Đau cũng có thể tăng khi thời tiết thay đổi.
Để chẩn đoán và điều trị chính xác, người bệnh cần đến các chuyên khoa cơ xương khớp để được thăm khám lâm sàng và khai thác bệnh sử. Ngoài ra, còn có các phương tiện hỗ trợ chẩn đoán như chụp X-quang cột sống cổ, đo điện cơ và chụp cộng hưởng từ (MRI) cột sống cổ.
PHÒNG BỆNH HƠN CHỮA BỆNH
Tư thế sai trong hoạt động hàng ngày là nguyên nhân thường gặp gây nên hội chứng CĐVG, đặc biệt nằm khi ngủ là quan trọng nhất. Tư thế nằm sai rất dễ làm căng đau vai gáy, các cơ bậc thang dễ bị xoắn vặn và chèn ép vào các dây của đám rối thần kinh cánh tay khi đầu ngoẹo sang một bên, hoặc khi tay vươn lên quá đầu về đêm. Điều này xảy ra khi ngủ nằm nghiêng (với gối để dưới vai) hay khi nằm sấp, hoặc nằm ngửa với các tay đưa lên quá đầu.
Để phòng bệnh tái phát, người bệnh cần chú ý:
Các bài viết về bệnh lý Cơ-Xương-Khớp có thể bạn quan tâm
►
Để được hỗ trợ tư vấn và khám bệnh Cơ-Xương-Khớp, Quý khách vui lòng liên hệ:
cá độ online
Số 36 Đường số 1B, phường Bình Trị Đông B, quận Bình Tân, TP. HCM
Điện thoại: (028) 62600818 - 62600848
Web: minhanhhospital.biggben.com
Fb: facebook.com/bvminhanh
Nguồn tin: BSCK1 NGUYỄN NHẬT PHÙN - PHÒNG KHÁM CƠ XƯƠNG KHỚP BVQT MINH ANH
Ý kiến khác
Chào bạn Tường Vi, bạn cần đi khám đánh giá lại xem có vấn đề gì khác vùng cổ vai gáy không nhé. Bạn có thể đến bệnh viện Minh Anh để chúng tôi kiểm tra xem sao, nếu cần có thể chạy thêm máy vật lý trị liệu.
Em đi khám thì bác sĩ bảo là căng cơ cổ do tập luyện không khởi động và thả lỏng kĩ (hội chứng vai gáy). Em đã uống thuốc và căng cơ massage thường xuyên nhưng vẫn không thuyên giảm ạ. Mong bác sĩ giúp đỡ