Y học chia tĩnh mạch chi dưới thành 3 hệ thống:
Hệ tĩnh mạch sâu là các tĩnh mạch đi kèm với động mạch. Tĩnh mạch sâu thì không bị giãn, chỉ bị viêm tắc.
Hệ tĩnh mạch nông nằm ngay dưới da và có 2 nhóm chính:
Bệnh suy tĩnh mạch thường xãy ra ở hệ tĩnh mạch này)
Hệ tĩnh mạch xuyên có nhiệm vụ đưa máu từ hệ tĩnh mạch nông sang hệ tĩnh mạch sâu
Máu di chuyển trong lòng tĩnh mạch từ hệ thống nông sang sâu nhờ vào:
NHÓM BỆNH LÝ GIÃN TĨNH MẠCH
Tùy vào nguyên nhân, hình thái, giãn tĩnh mạch được chia thành các nhóm khác nhau
Giãn tĩnh mạch tiên phát: Ban đầu các tĩnh mạch bị dài và giãn ra, sau đó bị mất chức năng.
Giãn tĩnh mạch thứ phát: Các van tĩnh mạch bị mất chức năng trước, sau đó tĩnh mạch bị giãn và dài ra.
Giãn tĩnh mạch ở thai phụ: Các tĩnh mạch bị giãn ra do tác dụng của nội tiết tố, do tử cung lớn gây chèn ép vào tĩnh mạch sâu. (Khi sinh xong, giãn tĩnh mạch có thể hết)
Giãn tĩnh mạch bẩm sinh: Do khiếm khuyết van tĩnh mạch
TRIỆU CHỨNG
Giãn tĩnh mạch ban đầu sẽ có các triệu chứng sau:
Phù hai chân dưới, kèm cảm giác nặng chân. Nặng hơn sẽ thấy đau chân, chuột rút về đêm. Triệu chứng sẽ hết khi nghỉ ngơi, nằm kê chân cao.
Giai đoạn kế tiếp, có mãng rối loạn dinh dưỡng trên da. Các tĩnh mạch nông dưới da nổi ngoằn nghoèo. Có các đợt viêm tắc tĩnh mạch gây sốt, nhiễm trùng. Chảy máu vết loét dinh dưỡng.
Qua triệu chứng lâm sàng, người thầy thuốc có thể chẩn đoán, xác định bệnh lý giãn tĩnh mạch. Một xét nghiệm hay được chỉ định là siêu âm Doppler màu tĩnh mạch, đây là một xét nghiệm cơ bản, khảo sát hệ thống tĩnh mạch sâu, đánh giá khả năng phẫu thuật (khi có chỉ định).
BIẾN CHỨNG DO GIÃN TĨNH MẠCH
Rối loạn dòng máu chảy: khiến chân sưng to (nhất là khi đứng nhiều), đau buốt mặt sau cẳng chân, vọp bẻ (chuột rút) về đêm.
Loạn dưỡng cẳng chân: Vùng cẳng chân xuất hiện chàm da, thay đổi màu sắc da do máu ứ ở tĩnh mạch lâu ngày làm rối loạn biến dưỡng.
Búi tĩnh mạch: Các tĩnh mạch trương phồng lên gây cảm giác nặng, đau nhức chân, máu thoát ra ngoài mạch gây phù chân, nặng hơn thì có thể thấy các búi tĩnh mạch trương phồng nổi rõ trên da, các mảng bầm máu trên da
Gây loét da cẳng chân: Lúc đầu loét chân có thể tự lành, sau đó bệnh tiếp tục tiến triển, các vết loét không tự lành mà có nguy cơ nhiễm trùng, điều trị rất phức tạp.
Biến chứng nặng hơn, như: viêm tắc tĩnh mạch khiến chân nóng, đau, sưng và đỏ. Các tĩnh mạch nông nổi rõ và viêm cứng.
Ở giai đoạn cuối, toàn bộ hệ thống tĩnh mạch giãn to, gây ứ trệ tuần hoàn, gây loét dinh dưỡng, chảy máu, nhiễm trùng. Nguy hiểm hơn, cục máu đông hình thành trong lòng tĩnh mạch tách rời thành tĩnh mạch đi về tim, làm thuyên tắc phổi, gây tử vong.
ĐỐI TƯỢNG NGUY CƠ
Trong đó, béo phì khiến gia tăng lực cản đưa máu về tim. Giảm khả năng hút máu về do họat động của cơ hoành bị giảm.
Các yếu tố khác:
Điều kiện sống thấp, môi trường làm việc nóng, ẩm thấp. Dinh dưỡng nhiều bột, ít xơ. Táo bón kinh niên. Mang thai, sử dụng thuốc ngừa thai. Các rối loạn về nội tiết…
Bệnh nhân bị phẫu thuật lớn vùng chậu. Bệnh nhân nằm bất động lâu ngày.
VẤN ĐỀ ĐÁNG QUAN NGẠI TRONG BỆNH LÝ GIÃN TĨNH MẠCH:
Theo thống kê của Đại học Y Dược TP.HCM thì: 77,6% bệnh nhân trước đó không hề biết bệnh giãn tĩnh mạch. 91,3 % bệnh nhân không điều trị. 8,7 % bệnh nhân điều trị không đúng cách: dùng aspirine, đông y…
ĐIỀU TRỊ
Điều trị giãn tĩnh mạch ở giai đoạn đầu thường có chỉ định dùng vớ y khoa, nhằm phục hồi sự chênh lệch về áp suất giữa hệ thống tĩnh mạch nông và sâu qua hệ thống tĩnh mạch xuyên. Giảm đường kính của tĩnh
Sử dụng các loại thuốc làm bền thành mạch, chống viêm.
Chích gây xơ tại chỗ.
Điều trị ngoại khoa là phương pháp giải quyết triệt để, ít tái phát. Thường được chỉ định khi các phương pháp trên không còn hiệu quả, do yêu cầu thẩm mỹ. Bao gồm:
Phẫu thuật Stripping: bóc và lấy đi toàn bộ tĩnh mạch bị giãn.
Phẫu thuật Chivas: lấy tại chỗ các tĩnh mạch nhỏ.
Làm đông lạnh tĩnh mạch bằng nitơ lỏng
Sau khi phẫu thuật, thầy thuốc sẽ khuyên bệnh nhân nên tiếp tục dùng thuốc bền tĩnh mạch.
PHÒNG NGỪA
Giãn tĩnh mạch ít gây chết người, nhưng làm giảm chất lượng cuộc sống và lao động. Để phòng ngừa, để chân cao khi nằm nghỉ. Thể dục, thể thao, các bài tập giúp cơ được mạnh. Tránh đứng lâu, ngồi lâu. Tránh thừa cân, béo phì. Ăn uống đủ chất, nhiều chất xơ, tránh táo bón. Kiểm soát tốt việc dùng thuốc ngừa thai.
Nguồn tin: BVQT Minh Anh
Ý kiến khác