Trang chủ - Cá độ online

Bệnh viêm phế quản - những điều cần biết

Chủ nhật - 15/09/2019 08:59
Bệnh viêm phế quản là bệnh lý xảy ra ở đường hô hấp dưới biểu hiện bằng tình trạng viêm lớp niêm mạc ống phế quản.
viem phe quan

Phế là phổi, quản là cái ống, phế quản là ống dẫn không khí vào trong phổi. Hệ thống phế quản trông giống như hệ thống cành cây, chia ra nhiều cành, nhiều nhánh từ lớn tới nhỏ để dẫn khí vào phổi. Trong đó có hai nhánh lớn nhất gọi là phế quản gốc phải và trái. Khi các phế quản này bị viêm sẽ dẫn đến tổn thương lớp tế bào phủ mặt trong lòng ống phế quản, phù nề tổ chức dưới niêm mạc, co thắt các cơ trơn dưới lớp mô này và tiết dịch vào lòng ống phế quản, dẫn tới các hiện tượng như ho, khò khè, có đờm...

Bệnh viêm phế quản là bệnh lý xảy ra ở đường hô hấp dưới biểu hiện bằng tình trạng viêm lớp niêm mạc ống phế quản. Viêm phế quản được chia ra làm 2 loại:
Viêm phế quản cấp tính: Thường diễn ra trong thời gian ngắn, có thể kéo dài vài tuần.
Viêm phế quản mạn tính: Có thể kéo dài hàng tháng hoặc qua năm này, năm khác. 

VIÊM PHẾ QUẢN CẤP

Viêm phế quản cấp thường là do virut, vi khuẩn.

Cũng như các bệnh lý viêm nhiễm hô hấp phổ biến nhất, viêm phế quản lây qua đường hô hấp thông qua các giọt dịch tiết (nước mũi, nước miếng, đờm...) mà người bệnh thải ra, người khác hít vào hoặc chạm vào rồi đưa lên miệng mũi.

Mùa đông xuân là mùa có thời tiết thích hợp cho sự phát triển của virut, nên đỉnh cao của bệnh rơi vào mùa này.

viem phe quan minhanh 3


VIÊM PHẾ QUẢN MẠN TÍNH

Còn viêm phế quản mạn tính, tình trạng  nghiêm trọng hơn và phát triển theo thời gian chứ không phải đột ngột xuất hiện. Nó có các đặc trưng bởi những đợt tái phát viêm phế quản kéo dài trong nhiều ngày, vài tháng hoặc nhiều năm. Lớp niêm mạc của ống phế quản bị viêm liên tục gây ra một lượng lớn chất nhầy dính bên trong hô hấp, làm giảm lượng không khí lưu thông của phổi. Sự tắc nghẽn luồng không khí trở nên tồi tệ theo thời gian, dẫn tới khó thở và tăng nhầy bên trong phổi.

Nhiều người, nhất là người lớn khi bị viêm phế quản mạn tính một thời gian dài còn phát triển khí phế thũng, là một loại bệnh phổi. Hai mặt bệnh này phát triển cùng lúc còn được gọi là bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính hoặc COPD.

viem phe quan minhanh 2

 

Trong các giai đoạn sau của viêm phế quản mạn tính, da và môi có thể chuyển sang màu hơi xanh do thiếu oxy trong máu. Mức độ giảm oxy trong máu cũng có thể dẫn tới phù ngoại biên, hoặc sưng ở chân và mắt cá chân. 

Khi có bất cứ  dấu hiệu nào sau đây của viêm phế quản, chúng ta cần gặp bác sĩ để thăm khám và điều trị:

viem phe quan 4

 

Khi thăm khám, bác sĩ có thể sẽ chỉ định các xét nghiệm để chẩn đoán, xác định như:

  • Chụp X-quang ngực
  • Xét nghiệm đờm
  • Kiểm tra chức năng phổi 

ĐIỀU TRỊ VIÊM PHẾ QUẢN

Vế điều trị, với viêm phế quản cấp, hầu hết các trường hợp bệnh tự giới hạn và khỏi sau 2-3 tuần. Một số có biến chứng như bội nhiễm vi khuẩn, viêm phổi. Những trường hợp này cần dùng kháng sinh để điều trị.

Còn đối với bệnh viêm phế quản mạn tính, cách điều trị triệt để thì không có. Nhưng bệnh có thể được quản lý bằng cách phục hồi, điều trị y tế và điều chỉnh lối sống để ngăn chặn sự phát triển của bệnh, đặc biệt là khi được chẩn đoán thực hiện sớm. 

PHÒNG BỆNH

Cách phòng tránh bệnh viêm phế quản tốt nhất hiện nay là tiêm vaccine  phòng ngừa cúm hàng năm. Bên cạnh đó, cũng cần kết hợp với các biện pháp chăm sóc đơn giản tại nhà nhằm giảm nguy cơ mắc bệnh viêm phế quản phổi như:

  • Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng
  • Uống nhiều nước, giữ ấm khi thời tiết trở lạnh
  • Ăn uống đảm bảo chất dinh dưỡng, ngủ nghỉ.
  • Không hút thuốc lá, tránh xa môi trường ô nhiễm.
  • Điều trị bệnh cảm dứt điểm.
  • Thường xuyên luyện tập thể dục, tăng cường sức đề kháng.

Để được tư vấn và hỗ trợ khám các bệnh đường hô hấp, Quý khách vui lòng liên hệ:

logo chuancá độ online

Số 36 Đường số 1B, phường Bình Trị Đông B, quận Bình Tân, TP. HCM
Điện thoại: (028) 62600818 - 62600848
Web: minhanhhospital.biggben.com
Fb: facebook.com/bvminhanh

Nguồn tin: BVQT Minh Anh tổng hợp

  Ý kiến khác

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây