Trang chủ - Cá độ online

Bệnh viêm mao mạch dị ứng

Thứ bảy - 29/06/2019 07:49
Viêm mao mạch dị ứng là bệnh tự dị ứng nguy hiểm: bệnh thuộc hệ miễn dịch, đây là bệnh lý có biểu hiện đa dạng khó xác định nguyên nhân và rất dễ nhầm lẫn với nhiều loại bệnh lý khác như đau khớp, đau bụng, đái tháo đường…
người bệnh có dấu hiệu xuất hiện các ban đặc biệt
Người bệnh có dấu hiệu xuất hiện các ban đặc biệt

Bệnh gây tổn thương lan tỏa hệ thống vi mạch ở nhiều cơ quan như khớp, da, đường tiêu hóa, tim mạch… Hiện chưa có thuốc điều trị bệnh đặc hiệu, do vậy việc theo dõi và điều trị từ sớm có ý nghĩa quan trọng để giảm nhẹ triệu chứng, tránh các biến chứng bệnh nguy hiểm. Chúng ta cùng tìm hiểu các thông tin về viêm mao mạch dị ứng trong bài viết dưới đây.

PHẦN 1: VIÊM MAO MẠCH DỊ ỨNG – NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT

Viêm mao mạch dị ứng còn được biết đến với nhiều tên gọi như hội chứng viêm mạch Schonlein-Henoch, ban xuất huyết dạng phản vệ, ban xuất huyết dạng thấp… là bệnh tự dị ứng có tổn thương lan tỏa hệ thống vi mạch tại nhiều cơ quan chủ yếu là khớp, da, thận, ruột…Bệnh gặp phải nhiều hơn ở trẻ em với tỷ lệ mắc trước 5 tuổi là 50%, 3–10 tuổi là 75%. Ở nam giới, tỷ lệ mắc cũng cao hơn gấp 2 lần so với nữ.

Khi bị viêm mao mạch dị ứng, người bệnh có dấu hiệu xuất hiện các ban đặc biệt kèm các triệu chứng lâm sàng như:

Triệu chứng trên da: 50% trường hợp bệnh nhân gặp phải triệu chứng đầu tiên trên da như xuất huyết tại mặt gấp của tay chân, quanh mắt cá chân, đùi, mông, cánh tay… Các xuất huyết này không ngứa, dạng chấm, gờ cao hơn mặt da, có thể mề đay, bọng nước hoặc bầm máu,  thậm chí là ban hoại tử. Nếu chỉ dựa vào các triệu chứng này, người bệnh dễ bị nhầm lẫn với xuất huyết giảm tiểu cầu, lupus ban đỏ…

ban xuất huyết ở cổ chân, bàn chân
Ban xuất huyết ở cổ chân, bàn chân

Triệu chứng ở khớp: 75% trường hợp bệnh nhân viêm mao mạch dị ứng gặp phải các vấn đề ở khớp như ban xuất huyết ở cổ chân, gối, khuỷu đồng thời thấy đau  tại các vị trí này, hạn chế vận động, phù quanh khớp, đau gân phối hợp.

Đường tiêu hóa: 37–66% trường hợp bệnh nhân viêm mao mạch dị ứng bị đau bụng quanh rốn, nôn và buồn nôn. Cơn đau sẽ kéo dài từ vài giờ thậm chí vài ngày và hay tái phát. Một số bệnh nhân có triệu chứng xuất huyết ra máu như đi ngoài phân đen, nôn ra máu kèm đau bụng dữ dội…

Tổn thương thận: Tổn thương thận gặp phải ở 25–50% bệnh nhân ở giai đoạn cấp tính. Bệnh nhân có triệu chứng tiểu ra máu đại thể hoặc vi thể.Ngoài ra, viêm mao mạch dị ứng cũng có thể gây viêm tinh hoàn, viêm cơ tim,… rất nguy hiểm.

Nguyên nhân của viêm mao mạch dị ứng đến nay chưa rõ, thường khởi phát sau nhiễm trùng đường hô hấp vài tuần trước khi bệnh bắt đầu. Sự phát hiện liên cầu khuẩn trong họng và sự tăng tỷ lệ streptolysin O góp phần sinh bệnh của liên cầu khuẩn. Ngoài ra, một số vi khuẩn khác cũng bị nghi ngờ là nguyên nhân như: tụ cầu khuẩn, trực khuẩn lao, varicella, adenovirus, nấm…Một số bệnh nhân sau khi dùng thuốc, tiêm phòng vaccin, côn trùng đốt. 

PHẦN 2: NHỮNG BIỂU HIỆN LÂM SÀNG CỦA VIÊM MAO MẠCH DỊ ỨNG: mời quý độc giả theo dõi tại số tiếp theo.

Nguồn tin: BVQT Minh Anh tổng hợp

  Ý kiến khác

  • Nguyễn văn đạt

    Cho e hỏi viêm mao mạch dị ứng có hay sốt về chiều và sưng hạch không ạ

      Nguyễn văn đạt
      02/07/2021 16:57
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây