Trang chủ - Cá độ online

ASPIRIN VÀ MỘT LY RƯỢU CHÁT ĐỎ

Chủ nhật - 04/07/2021 14:42
Nhồi máu cơ tim cấp là tình trạng nguy hiểm, đe dọa trực tiếp đến tính mạng của người bệnh nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.
Aspirin có tác dụng  ngăn ngừa sự hình thành huyết khối gây nghẽn mạch dẫn đến nhiều bệnh lý tim mạch.
Aspirin có tác dụng ngăn ngừa sự hình thành huyết khối gây nghẽn mạch dẫn đến nhiều bệnh lý tim mạch.
Hôm đó đang ngồi nhà người quen thì nhận tin dữ, bạn tôi đang tiếp đối tác thì đột ngột gục tại bàn, dù đưa ngay đến bệnh viện cấp cứu gần đó, anh bạn vẫn không qua khỏi do bị nhồi máu cơ tim cấp.
Người quen ai cũng bàng hoàng, vì bạn ấy mạnh khỏe đến thế, da dẻ tươi tốt, hồng hào, không có một triệu chứng gì…

Theo PGS.TS.BS. Nguyễn Hoài Nam – Phó chủ nhiệm bộ môn Phẫu thuật Lồng ngực và Tim mạch, Khoa Y, ĐH Y Dược TP. HCM. – nhồi máu cơ tim cấp thường xảy ra khi có một sự suy giảm đột ngột dòng máu chảy trong động mạch vành, là động mạch chính nuôi và cung cấp năng lượng cho hoạt động của cơ tim.
Sự suy giảm này gây ra bởi hiện tượng tắc nghẽn lòng của động mạch vành do mãng xơ vữa động mạch hoặc do cục máu đông hình thành tại chỗ, hoặc từ nơi khác di chuyển đến.
IMG 5502a
PGS.TS.BS Nguyễn Hoài Nam trong một chương trình trò chuyện về sức khỏe
PV: Thưa bác sĩ, theo các ghi nhận của y học thì Nhồi máu cơ tim cấp là thể nặng nề nhất của bệnh lý thiếu máu cơ tim cục bộ. Bệnh thường khởi phát đột ngột, và cần được xử trí khẩn cấp tại bệnh viện. Hiện nay việc điều trị nhồi máu cơ tim cấp đang rất được quan tâm và đạt được nhiều bước tiến đáng ghi nhận. Tuy nhiên,  yếu tố quyết định trong điều trị là thời gian, bệnh nhân được phát hiện và nhập viện càng sớm thì tiên lượng càng tốt so với những người chậm trễ.
 

PGS.TS.BS Nguyễn Hoài Nam:
Vâng, đây là một bệnh cấp cứu, thời gian là yếu tố quan trọng. Chỉ là phương tiện cấp cứu, sự nhận biết để xử trí của người nhà v.v… nếu có hoàn hão 100% vẫn có bệnh nhân tử vong không cứu được – như người bạn mà anh vừa đề cập ở trên – Một khi bệnh nhân gặp những tổn thương nặng và lan tỏa, cơ tim bệnh nhân có thể bị vỡ do hoại tử vùng thiếu máu nuôi dưỡng thì rất khó có thể cứu sống bệnh nhân. Vì vậy tốt nhất vẫn là hiểu được bệnh để phòng ngừa, điều trị.

PV: Như vậy, có lẽ chúng ta nên bắt đầu với dấu hiệu của nhồi máu cơ tim cấp?
 
PGS.TS.BS Nguyễn Hoài Nam:
Với bệnh này, cái khó nhất là có đến hơn 50% bệnh nhân không hề có các triệu chứng báo trước, nên dễ khiến người ta chủ quan.
Một số bệnh nhân nếu hỏi bệnh kỹ có thể tìm thấy một số yếu tố mang tính chất thúc đẩy bệnh bộc phát như gắng sức, chấn thương về tình cảm, các bệnh lý mang bệnh nhân đang bị…
Thời điểm xãy ra cơn nhồi máu cơ tim cấp có thể đến bất kỳ lúc nào. Nhưng theo kinh nghiệm và y văn, thì thời gian hay bị nhất là vào buổi sáng, vài giờ sau khi thức giấc.
Triệu chứng đầu tiên làm bệnh nhân rất khó chịu và phải nhập viện ngay là đau ngực. Trong phần lớn các trường hợp, bệnh nhân thấy đau ngực dữ dội và chưa bao giờ đau nhiều đến như vậy. Cảm giác đau sâu trong nội tạng, người bệnh thường dùng từ “ đè nặng”, “xoáy” và ‘ép” để mô tả cơn đau. Cơn đau thường kéo dài hơn so với cơn đau thắt ngực, không ổn định mà một số bệnh nhân bị trước đó.
Trong các trường hợp điển hình, đau ở giữa phần ngực có kết hợp với đau vùng thượng vị, có những trường hợp chỉ có đau ở vùng thượng vị đơn thuần khiến nhiều người lầm tưởng là đau dạ dày.  Thậm chí có bác sĩ đã chẩn đoán bệnh nhân bị thủng ổ loét dạ dày – tá tràng.
Có khoảng 30% các trường hợp đau lan ra cánh tay bên trái, những trường hợp hiếm hơn, bệnh nhân có thể bị đau lan tới bụng, ra sau lưng, hàm dưới và cổ, rất dễ lầm với các bệnh khác.
Trong khi đau ngực như vậy, bệnh nhân thường kèm theo các dấu hiệu đáng lo ngại khác như mệt mỏi, bồn chồn, lo lắng, nằm không yên, đổ nhiều mồ hôi, chóng mặt, nôn mửa v.v…
Có khoảng 20 – 25% bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim cấp lại hoàn toàn không đau ngực chút nào cả. Tỷ lệ nhồi máu không có triệu chứng đau ngực cao hơn ở phụ nữ và ở những bệnh nhân đái tháo đường, và tỷ lệ này cũng tăng lên cùng với tuổi tác. Có nghĩa là ở những bệnh nhân trẻ tuổi, các dấu hiệu của nhồi máu cơ tim cấp rõ ràng và nặng nề hơn những người lớn tuổi.
Ở những bệnh nhân lớn tuổi, bệnh có thể khởi đầu không phải bằng cơn đau ngực mà bằng triệu chứng khó thở, mất ý thức đột ngột, lú lẫn, cảm giác mệt mỏi rã rời, rối loạn nhịp tim, đôi khi chỉ biểu hiện bằng một tình trạng choáng đột ngột mà không giải thích được nguyên do.
20200115 083416 945020 2 tim max 1800x1800
Nhồi máu cơ tim cấp xảy ra khi có một sự suy giảm đột ngột dòng máu chảy trong động mạch vành

PV: Khi những triệu chứng mơ hồ và dễ nhầm lẫn với các bệnh khác như vậy, thì cách tốt nhất tự xem bản thân của mình có thuộc đối tượng nguy cơ hay không để tầm soát và phòng ngừa.

PGS.TS.BS Nguyễn Hoài Nam:
Đúng vậy, mọi bệnh tật trên đời này, không gì tốt hơn là phòng ngừa, là biết mình – biết bệnh.
 
PV: Theo như PGS đã đề cập thì xơ vữa động mạch vành là nguyên nhân hàng đầu trong nhồi máu cơ tim cấp. Và theo y học, xơ vữa động mạch hình thành là do nhiều yếu tố như tuổi tác, và lối sống như chế độ ăn thiếu lành mạnh, thừa cân, béo phì, vòng eo lớn, lười vận động, tập thể dục, hút thuốc lá, các bệnh lý tăng huyết áp, bệnh đái tháo đường, suy giáp, suy thận mạn… Như vậy mỗi bản thân cần xem xét mình có thuộc vùng nguy cơ hay không và phải biết tránh những gì tránh được, như lối sống và hút thuốc lá, điều trị tốt bệnh nền…

PGS.TS.BS Nguyễn Hoài Nam:
Đó là những điều cơ bản để tránh nhồi máu cơ tim cấp.
Ngoài ra đã có rất nhiều công trình nghiên cứu cho thấy aspirin là một loại thuốc có lịch sử hơn một trăm năm và đa tác dụng, mà ở các nước phương Tây và Mỹ, nhiều thầy thuốc coi loại thuốc này như “thần dược” và họ khuyên, từ tuổi 40 trở lên, mỗi ngày nên uống một viên aspirin liều thấp khoảng 100mg thì nguy cơ nhồi máu cơ tim cấp sẽ giảm đi rất nhiều. Và trong thời gian  đi tu nghiệp tại Cộng hòa Pháp, chúng tôi thấy có rất nhiều bác sĩ chuyên khoa tim mạch đã khuyên bệnh nhân của họ nên dùng một ly rượu chát đỏ vào các bữa ăn, và rõ ràng là ở những người này, tỷ lệ nhồi máu cơ tim cấp đã giảm đi.
Tại sao cần phải lắc ly khi nếm rượu vang
Một ly rượu chát đỏ ở mỗi bữa ăn có tác dụng tốt cho tim mạch


PV: Dạ, cám ơn PGS.TS.BS Nguyễn Hoài Nam đã có buổi chia sẻ hôm nay và xin hẹn gặp ông vào những chủ đề hữu ích khác. Một lần nữa xin cám ơn ông.
 

Tác giả bài viết: Khắc Phương - BVQT Minh Anh

  Ý kiến khác

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây